Tin tức

Cập nhật các thông tin mới nhất của công ty ZBuilder về các sự kiện, các thay đổi mới nhất của ZBuilder và các chương trình ưu đãi, khuyến mãi cho các khách hàng của ZBuilder



Các bạn Trung Quốc sống sót thế nào khi không có Google, Youtube và Facebook?

Các bạn Trung Quốc sống sót thế nào khi không có Google, Youtube và Facebook?

Hẳn là bạn nào cũng biết chính quyền Trung Quốc vô cùng “dân chủ” và rất quan tâm đến giới trẻ. Để đảm bảo giới trẻ có những nhận thức đúng đắn về chính quyền, không bị đầu đọc bởi những “phần tử phản động chống phá”,  Trung Quốc cấm hoàn toàn những dịch vụ tìm kiếm và mạng xã hội quốc tế như Google (Cấm luôn cả Youtube, Gmail), Facebook, Twitter (Chả hiểu sao Medium thần thánh cũng bị cấm nốt).

Điều này gây khá nhiều phiền phức cho mình khi muốn lên Google và Facebook cập nhật tin tức (Phải dùng VPN). May mắn là Quora và Stackoverflow không bị chặn, không thì móm.

Tuy nhiên, nhờ vậy mình phát hiện ra một điều: Không có Google, Youtube hay Facebook, giới trẻ Trung Quốc vẫn sống khoẻ sống tốt, vẫn có nơi ăn chơi đập phá trên mạng. Cùng tìm hiểu lý do vì sao nhé!

Google có gì, Baidu có nấy!

Bạn nào từng đọc bài viết đầu trong series Chuyện Bên Khựa, hẳn đã nghe mình giới thiệu về hệ thống ứng dụng Baidu rồi. Nếu ở  VN có câu nói “Dân ta phải biết sử ta, Ai mà không biết thì tra Google” thì ở TQ cũng có câu “cái gì ko biết thì lên Baidu tìm”.

Trong khi Google có Google Search, Google Translate, Google Mail, Google Maps thì Baidu cũng có Baidu Search, Baidu Translate, Baidu Mail, Baidu Maps, không thiếu thứ gì. Ngoài ra, Baidu còn lấn sang các mảng khác như Baidu Video, Baidu Music, Baidu Wiki, hầu như dân tình ai cũng biết.

Giao diện trang chủ Baidu
Giao diện trang chủ Baidu, hẳn là đạo từ Google

Không Facebook thì đã sao, WeChat và Weibo là đủ rồi!

Ở phần 2 của series Chuyện Bên Khựa, mình có giới thiệu 2 ứng dụng thanh toán là WeChat và Alipay. Thật ra, WeChat còn là một mạng xã hội khá lớn, tương tự như Zalo ở Việt Nam.

Ở Trung Quốc không có trò .. xin Facebook gái để làm quen mà chỉ có… xin WeChat. Câu cửa miệng mình học được là: “méi nũ a, nĩ yõu WeiXin ma?” (Babe à, em có xài WeChat ko?).

Xin có được hay ko thì tuỳ thuộc vào độ đẹp trai của bạn. Việc add friend cũng rất đơn giản, mở WeChat lên chọn Barcode rồi đưa cho bên kia scan là xong.

wechat-barcode
Bạn nào muốn add friend WeChat thì cứ scan barcode của mình nhé

Sina Weibo là một nền tảng microblogging tương tự như Twitter. Thay vì đăng tràn lan như Facebook, Weibo chỉ cho phép đăng các status ngắn. Tuy nhiên, thành viên Weibo rất nhiều nên các vụ scandal lớn, các trào lưu hay ho cũng thường bắt nguồn từ đây (Trào lưu dùng giấy A4 đo hông, dùng iphone7 đo đùi, …)

Trào lưu đình đám mới đây trên Weibo là One finger Challenge: Không mặc quần áo, chỉ dùng một ngón tay che body khi chụp selfie. Sao các em gái Việt Nam ko thử cái Challenge này cơ chứ huhu.

Không có Youtube thì mình dùng… Youku

Cả WeChat lẫn Weibo đều cho phép đăng video, tuy nhiên dân tình thường lên các trang chuyên về video để xem. Khi đi tàu điện ngầm, mình thấy hầu như các bạn trẻ dán mắt vào WeChat, chơi game hoặc xem video (Mình thì đọc ebook ahihi).

Trang web video lớn nhất TQ hiện tại là Youku Tudou. Ngày xưa Youku và Tudou là 2 trang web (Lớn thứ 11 và 14 Trung Quốc), nhưng đến năm 2012 đã nhập lại làm một. Ngoài ra, còn một trang khá nổi tiếng nữa là iqyqy, hầu như học sinh nào cũng biết. Trang web này có rất nhiều series phim truyện dài tập lẫn phim chiếu rạp trong và ngoài nước (Mình nghi là không có bản quyền, TQ mà).

screen-shot-2017-02-19-at-3-20-30-pm

screen-shot-2017-02-19-at-3-22-00-pm
Giao diện của Youku và QIY

Kiểm duyệt, kiểm duyệt everywhere…

Lẽ dĩ nhiên, do các mạng xã hội này đều do các công ty Trung Quốc viết ra nên chính quyền rất dễ kiểm soát. Bất kì ai sử dụng mạng xã hội ở TQ đều biết 1 điều: Tất cả những nội dung trên MXH đều bị chính quyền theo dõi và kiểm duyệt!

Do đó mình chỉ thấy các thanh niên bàn chuyện chính trị ở các forum nhỏ lẻ chứ không thấy mẩu tin chính trị nào trên các mạng xã hội . Ở Việt Nam mấy vụ Formosa, biểu tình v…v thì đố chính quyền Việt Nam can thiệp vào tin tức trên Facebook nhé!

Ngoài ra, Facebook và Google đã từng tìm cách xâm nhập vào thị trường TQ nhưng thất bại một phần vì các chính sách kiểm duyệt này (TQ bắt Google bỏ các kết quả tìm kiếm về “Thiên An Môn” để lập liếm vụ việc).

Mà kể cũng lạ, lãnh đạo các công ty công nghệ toàn chê bác Trump là “vị phạm nhân quyền”. Trong khi đó, bọn TQ “vi phạm nhân quyền” còn trầm trọng hơn mà tại sao công ty nào cũng hết lời o bế rồi tìm cách chen chân vào vậy?

_88900182_88900181
Điển hình là anh Mark. Anh luôn rêu rao trên Facebook là tôn trọng nhân quyền nhưng sẵn sàng phát triển tool censor, đạp mẹ nhân quyền bọn TQ xuống để đưa Facebook tiến vào TQ.

Chắc do thị trường tỉ dân nên anh nào cũng muốn chen chân vào để kiếm chút tiền ấy mà. Đúng là bọn tư bản đạo đức giả hám tiền, chỉ biết đến lợi nhuận nhỉ! Còn lý do nào khác nữa thì các bạn đọc tự ngẫm nghĩ và chia sẻ trong phần comment nhé.